Cách điều trị Ngất_xỉu

Wikipedia tiếng Việt không bảo đảm và không chịu trách nhiệm về tính pháp lý và độ chính xác của các thông tin có liên quan đến y học và sức khỏe. Đề nghị liên hệ và nhận tư vấn từ các bác sĩ hay các chuyên gia. Khuyến cáo cẩn thận khi sử dụng các thông tin này. Xem chi tiết lại Wikipedia:Phủ nhận y khoaWikipedia:Phủ nhận về nội dung.

Khi bệnh nhân bị ngất xỉu, đầu tiên tránh nên cho bệnh nhân bị chấn thương và phải bảo đảm là bệnh nhân vẫn còn thở và có mạch. Nếu người bệnh không tự thở hoặc không có mạch, gọi ngay cấp cứu. Nếu bệnh nhân đang thở, cần phải để bệnh nhân nằm dưới nền cứng và phẳng rồi nhấc nhẹ chân lên cao dần dần, để cho máu có thể chảy ngược lại dễ dàng về tim. Chú ý tuyệt đối không nhấc bệnh nhân dậy ngay.[2]

Với bệnh nhân có nguy cơ bị ngất do phản xạ thần kinh tim, cách tốt nhất là tránh môi trường quá nóng hoặc nơi quá đông người. Bệnh nhân cần uống nhiều nước có bổ sung muối. Hơn nữa, có thể dùng các loại thuốc chẹn beta giao cảm như Propranolol, Atenolol, Metoprolol, Bisoprolol. Nếu các biện pháp trên không thành công, có thể xem xét việc cấy máy tạo nhịp.[2]

Với bệnh nhân thường xuyên bị ngất do thay đổi tư thế, cần dùng thuốc theo chỉ định và tránh đi chân đi tất chật, nằm ngủ phải cao đầu. Còn với trường hợp ngất do rối loạn nhịp, có thể dùng máy tạo nhịp tim nếu nhịp chậm, hay dùng thuốc điều chỉnh nhịp hoặc sóng radio với trường hợp nhịp tim quá nhanh.[2]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Ngất_xỉu http://www.diseasesdatabase.com/ddb27303.htm http://www.emedicine.com/emerg/topic876.htm http://www.emedicine.com/med/topic3385.htm http://www.emedicine.com/ped/topic2188.htm http://www.icd9data.com/getICD9Code.ashx?icd9=780.... //www.nlm.nih.gov/cgi/mesh/2020/MB_cgi?field=uid&t... http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/article/00... http://apps.who.int/classifications/icd10/browse/2... http://dantri.com.vn/suc-khoe/ngat-xiu-nguyen-nhan... http://www.dieutri.vn/timmach/25-4-2011/S32/Huyet-...